GIỚI THIỆU
Số người chơi: 2 – 5
Tuổi: 8+
Thời gian chuẩn bị: 1 – 5 phút
Thời gian chơi: 30 – 90 phút
TỔNG QUAN
Trong
lượt chơi của mình, mỗi người được bốc 1 mảnh ghép ngẫu nhiên tương
đương với 1 ô đất. Sau khi đặt ô đất xuống, người chơi có quyền đặt quân
chiếm đường, thành hoặc đất tùy ý mình với điều kiện quân đối thủ chưa
chiếm mảnh đất, thành hoặc đường trên đó (có nghĩa là cái mình vừa nối
liền là 1 mảnh độc lập chưa bị ai đặt) để ghi được điểm. Cuộc chơi sẽ
kết thúc khi không còn mảnh ghép nào để bốc nữa, và người chơi đạt được
nhiều điểm nhất sẽ là người thắng cuộc.
CHUẨN BỊ
Đặt
mảnh ghép bắt đầu ở giữa bàn, trộn những mảnh ghép còn lại, úp xuống và
đặt chúng ở nơi mà tất cả người chơi có thể dễ dàng bốc được. Đặt bảng
ghi điểm ở cạnh bàn.
Mỗi
người chơi sẽ được nhận 8 quân cờ với màu sắc mà họ chọn và sau đó, đặt
1 quân lên góc trái bàn ghi điểm để ghi lại điểm của mình. Như vậy, mỗi
người sẽ còn lại 7 quân cờ.
Những người chơi thống nhất xem ai sẽ được bắt đầu chơi trước.
CÁCH CHƠI
Người
chơi theo lượt theo chiều kim đồng hồ. Trong lượt chơi của mình, người
chơi phải thực hiện những hành động sau theo thứ tự:
1. Bốc 1 mảnh ghép (tương đương với 1 ô đất) và đặt chúng xuống bàn (bắt buộc)
2. Có thể đặt 1 trong những quân cờ còn lại lên ô đất vừa đặt xuống bàn (không bắt buộc)
3.
Nếu trong lượt đấy, người chơi bằng việc đặt ô đất, đã hoàn thành 1
“thành phố”, 1 “con đường” hay 1 “nhà thờ”, thì người chơi ghi được điểm
và được phép nhận lại quân cờ trên công trình đã hoàn thành đấy.
Hết lượt, chuyển sang người chơi kế tiếp.
1. Luật đặt ô đất
Đầu
tiên, người chơi bốc 1 mảnh ghép (ô đất) đang đặt úp và mở ra cho mọi
người cùng xem (họ có thể tư vấn vị trí tốt cho mình). Sau đó, đặt mảnh
ghép (ô đất) xuống bàn theo những quy tắc sau:
-
Ô đất mới (được khoanh màu đỏ trong hình ảnh minh họa) PHẢI được đặt
sao cho có ít nhất 1 cạnh tiếp giáp với ô đất đặt trước đó (nghĩa là đặt
ngang hoặc dọc chứ không được theo đường chéo, chỉ tiếp giáp góc)
- Bất kì “thành phố”, “đường đi” hay “cánh đồng” phải được nối liền với nhau (nhà thờ là 1 mảnh độc lập)
-
Trong trường hợp nếu bốc phải 1 ô đất mà không thể đặt vào vị trí nào
được (tất cả người chơi đều đồng ý như vậy) thì loại ô đất đó ra khỏi
trò chơi và bốc ô khác.
2. Luật đặt quân cờ
Sau khi đặt ô đất xuống bàn, người chơi có thể đặt quân cờ của mình để chiếm đất theo các quy tắc sau:
- Chỉ được đặt tối đa 1 quân cờ trong lượt của mình
- Quân cờ đó phải lấy từ những quân cờ còn lại trong tay người chơi.
- Chỉ được đặt trên ô đất mà người chơi vừa đặt lên bàn.
- Người chơi PHẢI quyết định vai trò của quân cờ mà họ sẽ đặt xuống ô đất (hiệp sĩ, tu sĩ, nông dân hay kẻ trộm)
Người
chơi không thể đặt quân cờ lên “thành phố”, “đường đi”, “đồng cỏ” nếu
như đã có người chiếm từ trước. Ví dụ như trong hình ảnh.
Khi
người chơi không còn quân cờ nào trên tay, họ vẫn được quyền bốc và đặt
ô đất xuống bàn. Khi có 1 “thành phố”, “đường đi” hay “nhà thờ” mà họ
chiếm được hoàn thành, họ sẽ ghi điểm và nhận lại quân cờ đó.
3. Hệ thống điểm
3.1. Khi hoàn thành 1 “đường đi”
Một
“đường đi” được coi là hoàn thành nếu như cả 2 đầu đoạn đường được kết
nối bởi 1 chỗ “đường giao nhau”, 1 thành phố (có thể hoàn chỉnh hoặc
chưa), 1 nhà thờ hay khi đó là 1 vòng tròn khép kín.
Người
chơi có quân cờ trên “đường đi” (kẻ trộm) hoàn chỉnh sẽ nhận được 1
điểm cho mỗi ô đất trên con đường đấy (đếm số ô đất), và lấy lại quân
cờ.
Người chơi di chuyển quân cờ đánh dấu điểm theo số điểm có được. Nếu đạt qua 50 điểm, đánh dấu và quay quân cờ lại mốc đầu.3.2. Khi hoàn thành 1 “thành phố”
Một
thành phố được coi là hoàn thành nếu như nó được bao quanh hết bởi
tường thành và không có sự đứt quãng tường thành cũng như không có phần
trống giữa thành. Có thể có nhiều mảnh ghép cho 1 thành phố hoàn chỉnh
hoặc cũng có thể chỉ cần 2 mảnh ghép để hoàn thành 1 thành phố.
Người
chơi có quân cờ trên “thành phố” (hiệp sĩ) hoàn chỉnh sẽ nhận được 2
điểm cho mỗi ô đất trong thành phố đấy (đếm số ô đất). Trong trường hợp ô
thành đấy có biểu tượng “lá cờ” (cái khiên) thì sẽ được cộng thêm 2
điểm cho ô thành đó.
|
Vậy nếu như có nhiều hơn 1 quân cờ trên 1 “đường đi” hay “thành phố” hoàn chỉnh?
Điều
đấy rất có thể sẽ xảy ra (như hình ảnh minh họa). Khi đó, người có
nhiều quân cờ hơn trên “con đường”, “thành phố” hoàn chỉnh sẽ giành được
điểm. Nếu như họ có cùng số quân cờ, họ sẽ đều nhận được đầy đủ số điểm
cho “thành phố” hay “đường đi” đó.
3.3. Khi hoàn thành 1 nhà thờ
Một nhà
thờ được coi là hoàn thành nếu nó được bao quanh bởi 8 ô đất khác. Khi
đó, người chơi có quân cờ trên mảnh ghép “nhà thờ” sẽ nhận được 9 điểm
(9 ô đất)
4. Nhận lại những quân cờ:
Như
đã nói ở trên, khi người chơi đã hoàn chỉnh được “thành phô”, “đường
đi” hay “nhà thờ”, họ có thể nhận lại quân cờ trên vùng đất đó và sử
dụng nó trong các lượt kế tiếp cho bất kì vị trí nào (hiệp sĩ, tu sĩ,
nông dân hay kẻ trộm). Và tất cả có thể được thực hiện trong 1 lượt
chơi.
1 - Hoàn chỉnh “thành phố”, “đường đi”, nhà thờ” bằng ô đất mà người chơi vừa bốc được
2- Đặt quân cờ lên ô đất đó.
3- Ghi điểm cho 1 công trình hoàn chỉnh
4- Nhận lại quân cờ
4. Đồng cỏ
Đồng
cỏ không giúp ghi điểm trong cuộc chơi. Tuy nhiên, nó vẫn là nơi mà
người chơi có thể đặt quân cờ (nông dân). Và điểm sẽ chỉ bắt đầu được
tính khi đã hết các mảnh ghép để bốc. Đồng cỏ được bao bọc bởi “đường
đi”, “thành phố” hoặc các cạnh của ô đất được đặt. Có 1 lưu ý khi sử
dụng quân cờ trên “đồng cỏ”, đó là người chơi sẽ không bao giờ được nhận
lại quân cờ này cho đến khi chơi lại game mới.
KẾT THÚC GAME VÀ TÍNH ĐIỂM.
Game kết
thúc khi mảnh ghép cuối cùng được sử dụng. Những “thành phố”, “con
đường” và “nhà thờ” hoàn chỉnh được tính điểm như đã nêu ở trên. Và
chúng ta sẽ tính điểm của những mảnh ghép còn lại.
1. Cách tính điểm “thành phô”, “con đường” và “nhà thờ” không hoàn chỉnh
Khi
người chơi sở hữu “thành phô”, “con đường” và “nhà thờ” không hoàn
chỉnh, họ sẽ nhận được 1 điểm cho 1 mảnh ghép. Khi đó, “lá cờ” (hay
khiên) cũng chỉ nhận được thêm 1 điểm. Nếu có nhiều người cùng có quân
cờ trên “con đường” hay “thành phố”, áp dụng luật như trên để tính điểm.Khi người chơi sở hữu “thành phô”, “con đường” và “nhà thờ” không hoàn chỉnh, họ sẽ nhận được 1 điểm cho 1 mảnh ghép. Khi đó, “lá cờ” (hay khiên) cũng chỉ nhận được thêm 1 điểm. Nếu có nhiều người cùng có quân cờ trên “con đường” hay “thành phố”, áp dụng luật như trên để tính điểm.
2. Cách tính điểm “đồng cỏ”
Chúng
ta chỉ có thể tính điểm cho người sỡ hữu “đồng cỏ” khi kết thúc trận
đấu. Người sỡ hữu “đồng cỏ” sẽ nhận được 3 điểm cho mỗi thành phố hoàn
chỉnh nằm tiếp giáp hoặc bên trong “đồng cỏ”.
Nếu
1 “thành phố” tiếp giáp với 2 hay nhiều “đồng cỏ, người sở hữu mỗi
“đồng cỏ” tiếp giáp sẽ vẫn nhận được 3 điểm cho “ thành phố” này
Tương
tự như “thành phố” hay “đường đi”, có thể có nhiều hơn 1 quân cờ trên
đồng cỏ. Khi đó, người nào có số quân cờ trên “đồng cỏ” đấy nhiều hơn sẽ
là người nhận được toàn bộ điểm trên vùng đất đấy. Trong trường hợp
hòa, người chơi sẽ nhận được số điểm đầy đủ như nhau.
Khi
tính xong điểm của tất cả người chơi, người nào có số điểm cao nhất sẽ
giành chiến thắng. Nếu có nhiều người bằng điểm, ta sẽ có nhiều người
chiến thắng ^^
Bí kíp: Để tính điểm đồng cỏ dễ hơn, bỏ những quân cờ trên con đường hay thành phố chưa hoàn thành (sau khi đã tính xong điểm phần này)
Ví dụ cách tính điểm “đồng cỏ”BLUE sở hữu “đồng cỏ” 1 (wiese 1). Có 2 “thành phố” hoàn chỉnh bao quanh nó, như vậy, BLUE sẽ nhận được 6 điểm. RED và BLUE sở hữu “đồng cỏ” 2 (wiese 2). Họ đều có 1 quân cờ trên vùng đất đó. Có 3” thành phố” hoàn chỉnh (A, B, C), như vậy, RED và BLUE đều nhận được 9 điểm YELLOW sở hữu “đồng cỏ” 3 (wiese 3) vì YELLOW có 2 quân cờ (nông dân) và BLACK chỉ có 1 quân cờ. Có 4 “thành phố” hoàn chỉnh, như vậy YELLOW sẽ nhận được 12 điểm và BLACK không nhận được điểm nào.
Phụ lục: Hình ảnh 40 ô đất
Một boardgame "đa phong cách" và hấp dẫn như Carcassonne sẽ phù hợp để hội bạn "chinh chiến" vào cuối tuần dù bạn có thích thể loại game nào đi chăng nữa đó ^^
Giao hàng miễn phí khu vực Đà Nẵng cho đơn hàng từ 200k. Ship COD toàn quốc
Đ/C: 46 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Đà Nẵng
Sđt: A. Nhật 0989546630 - A. Tường 0906428042
Facebook: https://www.facebook.com/46nct/
Group: https://www.facebook.com/groups/HoiBGDN/
Blog: http://hoiboardgame.blogspot.com/
Blog: http://boardgamesdanang.blogspot.com/ Group: https://www.facebook.com/groups/HoiBGDN/
Blog: http://hoiboardgame.blogspot.com/
Tumblr: https://www.tumblr.com/blog/boardgamedanang
Instagram: https://www.instagram.com/cafehoidanang/
Flickr: https://www.flickr.com/photos/boardgamedanang/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét